Thời kỳ cận đại Kỵ_binh

Lực lượng Thiết Kỵ binh và Long Kỵ binh kết hợp lại thành một đội quân linh động của vị Tổng tư lệnh trên chiến trường. Ông vua lỗi lạc nước Phổ - BrandenburgFriedrich II Đại Đế thân chinh đánh tỉnh Silesia của nước Áo vào năm 1740, mở đầu hai cuộc chiến tranh Silesia. Quân Áo phản công,[5] và trong trận đánh mở đầu tại Mollwitz (1741), lực lượng Kỵ binh Phổ bị thua,[1] nhưng trận chiến kết thúc với chiến thắng của quân Phổ, nhờ vào lực lượng Bộ binh tinh nhuệ.[6] Sau chiến thắng tại Mollwitz, nhà vua ra sức huấn luyện cho lực lượng Kỵ binh Phổ. Trong trận đánh lớn tại Hohenfriedberg (1745), chỉ một đơn vị Long Kỵ binh Bayreuth đã diệt sạch sành sanh năm Trung đoàn Bộ binh Áo.[1] Sau đại thắng tại Hohenfriedberg, Quốc vương Friedrich II Đại Đế hết mực tôn vinh Trung đoàn Long Kỵ binh Bayreuth, ông coi họ như những "Caesar" vậy;[7] và tương truyền nhà vua còn sáng tác "Bản hành khúc Hohenfriedberg" để ban thưởng cho Trung đoàn Long Kỵ binh tinh nhuệ này sau đại thắng.[8] Sau đó, trong trận đánh lớn tại Kesselsdorf cùng năm, những chiến binh Phổ trên lưng ngựa đã đấu tranh dũng mãnh, góp phần không nhỏ giúp Quân đội Phổ đại phá tan tành liên quân Áo - Sachsen. Đại bại tại Kesselsdorf góp phần không nhỏ khiến Nữ hoàng nước Áo là Maria Theresia phải chấp nhận chiến bại, nhường đất đai cho Quốc vương nước Phổ.[9]

Nữ hoàng Maria Theresia thiết lập liên minh với Pháp để báo thù, và Quốc vương Friedrich II Đại Đế ra tay trước, mở đầu cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763).[10] Vào năm 1757, dưới sự chỉ huy của danh tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz, lực lượng Kỵ binh tinh nhuệ Phổ, kết hợp với lực lượng Pháo binh và gần như không có sự hỗ trợ của lực lượng Bộ binh, đã làm nên một chiến thắng lẫy lừng cho vua Friedrich II Đại Đế trong trận đánh tại Rossbach. Dù có lợi thế lớn lao về quân số, Liên quân Áo - Pháp đại bại trong trận đánh đầy ý nghĩa này.[11][12] Sau đó, vị vua Phổ bách chiến bách thắng lại hành binh về tập kết quân đội tại tỉnh Silesia, và trong trận đánh lớn tại Leuthen (1757), lực lượng Kỵ binh Phổ do viên tướng giỏi Georg Wilhelm von Driesen đã đóng vai trò không nhỏ, giúp nhà vua đại phá tan tác quân Áo trong trận thắng lớn nhất trong suốt những cuộc chiến tranh của ông.[13] Năm sau, Quốc vương Friedrich II Đại Đế hành binh đi đánh quân Nga xâm lược, và trong trận đánh khốc liệt tại Zorndorf, lúc lực lượng Bộ binh Phổ đang yếu thế thì Kỵ binh Phổ của danh tướng Seydlitz đã xông lên chiến đấu anh dũng, làm xoay chuyển tình thế. Trận chiến ác liệt này được xem là một trận đánh huy hoàng của lực lượng Kỵ binh Phổ hùng hậu.[14][15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kỵ_binh http://kavallerie.8ung.at/ http://www.bharat-rakshak.com/LAND-FORCES/Army/Reg... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1511/is... http://www.lonesentry.com/articles/cavalry/index.h... http://www.thehistorynet.com/wwii/blhorsewarriors/... http://www.usregulars.com/Lippitt6.html http://www.counterpunch.org/hribal01182007.html http://www.militaryhorse.org/ http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbFfqyzYjFa... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Cavalr...